Khám phá khái niệm “sắc độ” trong mỹ thuật thiếu nhi

thumnail-the-gioi-toa-nang-312313

Khi trẻ bắt đầu tiếp xúc với môn hội hoạ, việc dạy cho trẻ hiểu về các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực này là rất quan trọng. Điều này giúp trẻ phát triển tư duy nghệ thuật và thúc đẩy trí tưởng tượng sáng tạo. Một trong những khái niệm quan trọng nhất cần được nhắc đến chính là “sắc độ”. Vậy, “sắc độ” là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về khái niệm này nhé!

Những khái niệm cơ bản liên quan đến “sắc độ”

  • Màu sắc: là nhận thức thị giác được mô tả qua sự kết hợp của các màu sắc như đỏ, cam, vàng…
  • Sắc độ: là mức độ sáng/tối của một vật thể.
  • Sắc độ sáng: là mức độ sáng/tối của một vật thể khi ánh sáng chiếm vị trí nhiều hơn.
  • Sắc độ tối: là mức độ sáng/tối của một vật thể khi bóng tối chiếm vị trí nhiều hơn.
  • Sắc độ trung gian: là mức độ sáng/tối của một vật thể khi ánh sáng và bóng tối cân bằng.
  • Bóng tối, sắc thái, tạo bóng: là sự sắc độ tối hơn trên bề mặt của một vật, tạo ra ảo ảnh khi một phần của vật bị che khuất hoặc xoay đi do ánh sáng.

Chúng ta có thể hình dung đơn giản về sắc độ bằng cách quan sát sự thay đổi của ánh sáng vào buổi sáng, hoàng hôn và cảm nhận những sắc độ khác nhau của các vật thể xung quanh chúng ta.

Áp dụng ngay kiến thức “sắc độ” trong bài viết “Hướng dẫn bé vẽ tranh quả sồi tinh nghịch” để trẻ có thể thực hành nghệ thuật.

Một số tính chất của sắc độ

  • Sắc độ có tính mô tả: Sắc độ không chỉ diễn tả cảm xúc của nghệ sĩ mà còn thể hiện chất liệu của vật. Ví dụ, một vật rắn nhận nhiều ánh sáng từ một phía hơn phía khác vì phía này gần nguồn sáng hơn và ngăn chặn ánh sáng và tạo bóng ở phía kia.

  • Sắc độ có tính biểu hiện: Tương tự như màu sắc, sắc độ cũng có thể biểu hiện không khí của bức tranh. Nhìn vào màu sắc và sắc độ của một bức tranh, chúng ta có thể cảm nhận được liệu đó là ban ngày hay ban đêm, không khí vui vẻ hay buồn bã.

Có thể thấy rằng sắc độ là một yếu tố quan trọng trong mỹ thuật. Sau khi đọc bài viết này, các bậc phụ huynh hãy dành thời gian để cùng trẻ nhìn và cảm nhận sắc độ xung quanh chúng ta.

Hy vọng bài viết này mang đến cho các bạn nhiều kiến thức bổ ích về màu sắc, đặc biệt là “sắc độ”.

Tác giả: GV Trần Ngọc Trâm – Team Zest Mỹ thuật thiếu nhi

Lưu ý: Bài viết thuộc sở hữu trí tuệ của Zest Art, nghiêm cấm sao chép nội dung và hình ảnh dưới mọi hình thức.