Bốc bát hương thổ công cần chuẩn bị những gì? ĐỌC NGAY

thumnail-the-gioi-toa-nang-312313

Bốc bát hương thổ công là nghi lễ quan trọng, cần được đầu tư và chuẩn bị một cách kỹ càng để vừa lòng bề trên. Cùng Vạn An Lộc tìm hiểu về các bước chuẩn bị bốc bát hương thổ công sao cho đúng bởi không phải lúc nào các lễ và sự chuẩn bị cũng giống nhau.

1. Bốc bát hương thổ công là gì?

“Đất có thổ công, sông có hà bá”, có nghĩa là tại mỗi khu vực dù trên đất liền hay dưới sông đều có những vị thần cai quản. Trên mặt đất, vị thần cai quản là Thổ Công. Việc thờ cúng và bốc bát hương thổ công là một nghi lễ thiêng liêng, bắt buộc phải có nhằm xin được Thổ Công phù hộ độ trì, bảo vệ gia chủ khỏi những tà khí.

Cụ thể, Thổ Công là vị thần cai quản đất đai, vị thần này là hiện thân của sự an lạc và nắm quyền cai quản đất đai của các gia đình. Đây là quan niệm của người Hoa.

Trong quan niệm của người Việt, vị thần cai quản đất đai còn có tên gọi khác là ông Địa. Cùng với thần Tài thì ông Địa mang ý nghĩa có thờ thì mới có thiêng, mới mong an cư lạc nghiệp.

Ngoài việc cai quản đất đai, thổ công còn là vị thần gánh trọng trách xua đuổi những u ám, tà khí có thể gây nhiễu đến sự bình yên của mỗi gia đình.

Bốc bát hương thổ công mang giá trị tâm linh quan trọng trong văn hóa thờ cúng

Hiện nay, bát hương thờ Thổ Công thường được đặt chung với bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ Thần tài. Nhưng cũng có trường hợp, gia chủ thờ riêng bàn thờ Thổ Công.

  • Trường hợp bát hương thổ công được thờ chung với gia tiên thì sẽ được đặt ở chính giữa bàn thờ. Bên trái là bát hương bà cô ông mãnh, bên phải là bát hương gia tiên. Gia chủ lưu ý khi thờ chung thì bát hương thổ công sẽ có kích thước lớn hơn hai bát hương còn lại. Ngoài ra, do nhiều lý do mà các gia đình gộp 3 bát hương thành chung 1 bát hương lớn đặt ở giữa bàn thờ. Tuy nhiên việc sắp xếp bát hương như vậy không được khuyến khích do Thổ Công không thể thờ chung một bát với các vong linh người trần khác được.
  • Trường hợp bát hương thổ công thờ chung với bát hương thần tài. Việc sắp xếp như vậy thường thấy ở các cơ quan, hàng quán, công ty, doanh nghiệp.

2. Bốc bát hương thổ công cần chuẩn bị những gì?

2.1. Sắm lễ bốc bát hương thổ công

Trước khi tiến hành bốc bát hương thổ công, gia chủ cần sắm lễ bốc bát hương thổ công. Việc sắm lễ này phụ thuộc vào điều kiện của mỗi gia chủ cũng như phong tục tập quán ở mỗi vùng miền. Tuy nhiên, những lễ vật cơ bản cần có như sau:

  • 1 đĩa xôi, 1 con gà, 1 chai rượu, trứng gà luộc.
  • 3 lá trầu, 3 quả cau với quả cành dài đẹp.
  • 3 chén nước, 9 bông hồng, 1 đĩa trái cây, hoa tươi (hoa cúc vàng).
  • 1 chén rượu, 1 chén trà, 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén muối.
  • Vàng mã: 1 đinh vàng hoa, 5 lễ vàng tiền, 1 bộ quần áo quan thần linh đỏ, mũ, ngựa đỏ, kiếm trắng.
  • Một ít bánh kẹo.

Gia chủ có thể sắm lễ bốc bát hương thổ công tùy tâm nhưng phải thành tâm

2.2. Chuẩn bị bát hương và cốt bát hương trước khi bốc bát hương thổ công

  • Để tiến hành bốc bát hương thì việc chuẩn bị một bát hương mới là điều vô cùng quan trọng. Theo đó, gia chủ có thể lựa mua một bát hương bằng vật liệu gốm sứ hoặc đồng… Tuyệt đối không lựa chọn bát hương bằng đá để thờ thổ công, vì vật liệu này chỉ phù hợp với không gian thờ cúng ở đền chùa, miếu. Lưu ý, bát hương thờ thổ công nên có màu sắc hợp mệnh với gia chủ để việc thờ cúng được liêng thiêng và hợp phong thủy.
  • Tờ hiệu là một trong những thành phần trong cốt bát hương. Tờ hiệu được in trên giấy vàng, chữ màu đỏ. Tờ hiệu mang ý nghĩa viết tên người được thờ.
  • Cùng với tờ hiệu, bộ thất bảo cũng là một thành phần của cốt bát hương. Bộ thất bảo bao gồm: vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu có khả năng thu nạp năng lượng tốt đẹp, phúc khí đất trời.
  • Giống như tờ hiệu, bộ thất bảo, người ta thường sử dụng tro nếp hoặc cát trắng làm cốt bát hương.

2.3. Văn khấn bốc bát hương thổ công

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ đồ cúng và chọn được giờ hoàng đạo, gia chủ tiến hành thực hiện nghi thức hành lễ với bài văn khấn bốc bát hương Thổ Công sau đây:

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Con lạy chín phương trời mười phương chư Phật. Con kính lạy chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày….. tháng …… năm

Tên con là………………………………….(Tín chỉ của…………..địa chỉ)

Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu…………………….., cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu khỏe mạnh, an ninh khang thái, mọi việc hanh thông.

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu…………………………………………………………..

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

2.4. Cách bốc bát hương thổ công

Trước khi tiến hành bốc bát hương thổ công, gia chủ cần vệ sinh cơ thể và tay chân sạch sẽ, có thể rửa tay bằng nước gừng pha rượu trắng. Cách bốc bát hương thổ công như sau:

  • Bước 1: Rải một lớp thạch anh ngũ sắc xuống dưới đáy bát hương.
  • Bước 2: Đặt bộ dị hiệu đã được gói xuống đáy bát hương.
  • Bước 3: Bốc tro cho vào bát hương thổ công, đồng thời đếm theo vòng Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Làm cho đến khi nắm tro cuối cùng bỏ vào bát hương dừng lại ở chữ Sinh thì được.
  • Bước 4: Đặt bát hương lên vị trí kiên cố trên bàn thờ

Bốc bát hương thổ công cần đúng nghi lễ để không bị các ngài “quở trách”

Sau khi đã hoàn tất việc bốc bát hương thổ công, gia chủ cần lưu ý, mọi thứ đều có thể dịch chuyển nhưng bát hương thì “bất di bất dịch”. Cho nên khi cần sắp xếp lại bàn thờ, gia chủ cần phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển đèn, đỉnh đồng, bình hoa, chén nước,… Bài vị và bát nhang thì không được xê dịch.

Tựu chung lại, bốc bát hương thổ công cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng và người thực hiện cần phải đặt chữ tâm lên hàng đầu. Như vậy các đấng bề trên nói chung và thổ công nói riêng mới nghe thấu lời cầu nguyện và phù hộ độ trì cho gia chủ có cuộc sống bình yên, không bị tà khí quấy nhiễu.