50+ Thuật ngữ Lan phổ biến giúp bạn thành nghề Lan

50+ KHÁI NIỆM thường gặp về hoa lan giúp bạn thành nghề

Có phải bạn đang gặp vấn đề với “tiếng thợ” mỗi khi theo dõi cách trồng và chăm sóc hoa lan?

Những thuật ngữ chuyên ngành rắc rối thường gặp phải về loài này – đã được Embargenting tổng hợp và giải thích dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.

Để tìm hiểu thuật ngữ mong muốn nhanh nhất:

  • Nếu bạn đang dùng máy tính: hãy ấn tổ hợp phím [Ctrl + F]
  • Nếu bạn dùng Safari của IOS: click vào thanh địa chỉ rồi nhập từ khoá cần tìm, nếu gõ đúng từ khoá sẽ xuất hiện trong phần “find on this page”
  • Nếu bạn dùng Chrome của Android: Click vào biểu tượng dấu ba chấm (…) phần “find in page” sẽ hiện ra

Thuật ngữ về các loại lan

THUẬT NGỮ VỀ CÁC LOẠI LAN

  1. Var
  2. Semi var
  3. Alba var
  4. Lộc bắc
  5. Thân Nù
  6. Lan thân thủ
  7. Tên viết tắt: HYT – HMC – HCT PT – HCT HO

1. Var

Hoa phong lan VAR (hay phong lan đột biến – lan biến dị) là thuật ngữ chỉ những cây lan sở hữu kiểu hình khác biệt độc lạ với những cá thể khác cùng loài.

Var được lấy trong 3 chữ đầu tiên của từ tiếng Anh “Variation” dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Đột biến”.

2. Semi và Alba Var

Đột biến trên lan chia thành 2 loại là đột biến hoa và đột biến lá. Semi và Alba thuộc đột biến hoa.

  • Alba var là đột biến hoàn toàn – Cây chuyển 100% bông sang một màu khác. Ví dụ, bình thường phi điệp có màu tím nhưng sau khi bị đột biến thì nó chuyển 100% sang màu trắng.
  • Semi var là đột biến một phần – Mặt bông chuyển sang màu khác nhưng vẫn còn giữ lại một chút màu ban đầu ở mắt, cánh chẳng hạn. Ví dụ các dòng 5ct Phú Thọ, Ho, …

3. Lộc Bắc

Lộc Bắc là tên một loài phong lan xuất hiện vô cùng nhiều tại xã Lộc Bắc, huyện Gia Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

Thường thì các loài phong lan có 2 mùa là mùa sinh trưởng và mùa nghỉ. Vào mùa nghỉ lan sẽ ngừng đi ngọn ( tức phát triển thêm lá ở ngọn). Thế nhưng có một số loài vẫn đi ngọn bình thường trong mùa này và đó là loài Lộc Bắc lan.

4. Thân Nù

Thân nù là loại lan có đốt siêu ngắn, lá siêu tròn, thân siêu to nhìn vô cùng đẹp mắt và đáng yêu.

Tuy nhiên tính trạng này được các nhà vườn tạo ra bằng cách ép thuốc chứ không phải do biến đổi gen. Nên cây không thể di truyền kiểu hình nù cho con cháu mình được.

Nếu muốn thử tạo lan thân nù, bạn có thể dùng B1 trộn cùng Atonik phun liên tục liều lượng lớn lúc chúng đang lên mầm.

5. Lan thân thủ

Thân thủ là những cây lan có ngọn to cực to nhưng gốc nhỏ. Nó khác với thân nù ở chỗ thân nù to đụt cả cây.

6. Tên viết tắt của một số loại đột biến đang hot

  • HYT: Lan đột biến Hồng Yên Thuỷ
  • HMC: Lan đột biến Hồng Minh Châu
  • HCT PT: Lan đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ
  • HCT Ho: Lan đột biến 5 cánh trắng Hiển Oanh (5ct Hoà Bình)

Về các bộ phận và đặc điểm cấu tạo

THUẬT NGỮ VỀ CÁC BỘ PHẬN VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA LAN

  1. Mắt ngủ
  2. Kie lan/keiki
  3. Thân già & thân tơ
  4. Giả hành & mắt gốc
  5. Mắt, mũi, thuỳ, lưỡi, môi
  6. Hoa chớp (cánh chớp)
  7. Cánh bầu, cánh bay
  8. Mặt hoa hổ phách
  9. Lưỡi bệt
  10. Các loại mắt: Mắt trâu, mắt nai, mắt cua, mắt xước
  11. Cánh ám

1. Mắt ngủ

Mỗi thân lan thường sẽ có nhiều đốt, mỗi đốt này sẽ chứa các mắt lan, bạn có thể tưởng tượng đến thân cây mía nhé. Khi chưa đến mùa hoa, những mắt như vậy được gọi với tên mắt ngủ.

2. Kie lan/keiki

Kie lan là những cây con mọc từ mắt ngủ của thân già. Hiện nay ươm kie được xem là biện pháp nhân giống lan đơn giản – hiệu quả – và nhanh nhất.

Ngoài phương pháp trên ra, người ta còn có thể ươm “mầm tơ” của lan (cây con mọc từ đất) nhưng biện pháp này căn bản không năng xuất bằng ươm kie.

3. Thân già & thân tơ

Thân già là những thân đã từng ra hoa. Còn thân tơ là những thân lan chưa qua mùa hoa nào.

4. Giả hành & mắt gốc

Giả hành là thuật ngữ chỉ mỗi một thân cây lan trong giò lan.

Trên giả hành thường gồm 3 mắt gốc – có thể hiểu là những mắt ngủ mọc ở phần gốc của lan. Người ta gọi như vậy để phân biệt chúng với mắt ngủ mọc ở thân.

5. Mắt, mũi, thuỳ, lưỡi, môi trên mặt lan phi điệp

Những bộ phận này đẹp hay xấu quyết định rất lớn đến giá trị mặt lan.

Bạn xem hình ảnh dưới đây để biết mắt, mũi, thuỳ, lưỡi, môi của lan Phi Điệp thực tế nằm ở đâu nhé!

(Theo dõi thêm cách nhận diện một mặt lan đẹp tại đây)

6. Hoa chớp

Chỉ những mặt hoa lan có vạch màu khác biệt như tia chớp. Chớp hiện tại chia thành 2 loại là chớp tím trên nền trắng và chớp trắng trên nền tím.

7. Cánh bầu & cánh bay

Cánh bầu là loại cánh tròn và ngắn hơn các mặt bông cùng loại.

Cánh bay là bông sở hữu cánh thẳng sang hai bên hoặc vuốt ngược về sau. Không che đi hết mặt lan.

8. Mặt hoa hổ phách

Mặt hoa hổ phách trên cánh hoa sẽ xuất hiện các vết vằn rất rõ ràng và khiến người ta liên tưởng đến vằn hổ.

9. Lưỡi bệt

Lưởi bệt là thuật ngữ dùng trong các mặt hoa đột biến. Thường lan đột biến lưỡi sẽ pha 2 màu: hoặc tím trắng hoặc hồng trắng.

Còn lưỡi bệt là loại chỉ có một màu tím hoặc một màu hồng (loại lưỡi một màu trắng không được tính vào hàng lưỡi bệt đâu nhé)

10. Các loại mắt hoa lan

Mắt trâu, mắt cua, mắt nai và mắt xước hiện tại là các loại mắt lan phổ biến nhất trên thị trường.

Rất khó để mô tả chúng bằng lời, bạn hãy xem hình ảnh dưới đây để phân biệt 4 loại mắt này nhé.

11. Cánh ám

Cánh ám là chỉ màu của cánh hoa phi điệp, thay vì mang 5 cánh trắng tinh khôi thì loại hoa ám thường bị nhiễm một chút sắc tố hồng hoặc tím.

Người ta phân biệt phi điệp 5 cánh trắng (5ct) với phi điệp cánh ám bằng cách: cắt cánh của chúng đem ướm trên một tờ giấy trắng tinh hoặc một cái bát trắng tinh để xem màu có bị pha hay không.

Ám khi mua về trồng có thể bay hết ám chuyển thành 5ct, xong cũng có thể bị ám nhiều hơn tuỳ duyên phận chủ vườn.

Về cách trồng và chăm sóc

THUẬT NGỮ VỀ CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

  1. Giã thể
  2. Thắt ngọn – đi ngọn
  3. Nối ngọn
  4. Ấm chậu
  5. Kích kie

1. Giã thể

Giã thể lan thực ra là các chất để trồng phong lan. Bạn có thể tưởng tượng chúng chính là những thứ nằm trong chiếc chậu trồng lan nhé.

Kể tên một vài các giã thể phổ biến hiện nay thì có thể nhắc đến: vỏ thông, rêu, đá bọt, …

Xem hướng dẫn cách chuẩn bị giã thể cho phong lan trước khi trồng tại đây.

2. Lan thắt ngọn – đi ngọn

Thắt ngọn là hiện tượng xảy ra khi lan chuẩn bị vào mùa nghỉ, lan không đi ngọn tức là không mọc thêm lá ở ngọn nữa, đầu ngọn phình to ra.

3. Nối ngọn

Thường thì hoa lan sẽ ngừng phát triển ngọn vào mùa đông (hay còn gọi thắt ngọn khi đông tới), lá rụng hết để chuẩn bị bật hoa bật mầm vào đầu xuân.

Tuy nhiên với một số loại lan đặc biệt, chúng phát triển quanh năm và cái thời điểm đông tới rồi nhưng ngọn vẫn ra ấy người ta gọi là thắt ngọn.

4. Ấm chậu

Khi mới chơi lan, mình cũng từng rất mơ hồ về khái niệm này. Ấm chậu ở đây là thuật ngữ dùng để chỉ những cây lan đã ra dễ ổn định và dễ đã bám vào giã thể.

Với những ai chăm lan từ kie, thì ngày lan ấm chậu thực sự rất đáng chờ vì lúc đấy tỷ lệ sống của lan là gần như tuyệt đối.

5. Kích kie

Trên thân cây sẽ có rất nhiều mắt ngủ, và việc dùng thuốc để kích các mắt này phát triển nhanh hơn sẽ giúp cây ra mầm non (kie) nhiều hơn, đem lại khả năng nhân giống cùng lợi nhuận tốt cho chủ vườn.

Thường thì người ta kích kie trước lúc cây ra hoa khoảng 2 tháng.

Bởi bạn kích muộn thì sẽ xảy ra 1 trường hợp đó là: mặc dù là kích kie nhưng lại kích ra toàn hoa bởi những tế bào cho hoa trong cây đã phân hoá hết.

Một vài thuật ngữ khác

CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN KHÁC

  1. Lan phi 21, 27
  2. Lan 2n, 3n, 4n
  3. Cây lan gieo hạt
  4. Hoa lan xổ số
  5. Lan bờ rào

1. Lan phi 21, 27

Phi là thuật ngữ mà các dân chơi lan nói về kích thước đường kính của cây. Phi 21 tức thân cây có đường kính 21mm. Phi 27 là thân cây đường kính 27mm.

Thường thì những loại lan phi lớn như này sẽ thuộc dòng Phi Điệp Hoà Bình.

2. Lan 2n, 3n, 4n

Thuật ngữ này nói đến bộ nhiễm sắc thể (NST) trong cây lan. Các cây lan phát triển bình thường thì sẽ có bộ NST lưỡng bội (tức là 2n)

Xong trong trường hợp muốn cây ra hoa to hơn, khoẻ hơn, nhanh ra giống hơn thì người ta nghĩ đến cách ghép các bộ NST bên trên lại.

  • Lan 3n – thể tam bội: ở thể này cây không cứng. Hoa mềm mại. Màu đậm hơn thể 2n. Chịu đựng rất tốt với các điều kiện khí hậu bên ngoài. Nhưng chỉ có điều bất thụ (tức không thể nhân giống bằng cách thụ phấn)
  • Lan 4n – thể tứ bội: trường hợp này cho hoa kích thước lớn hơn rất nhiều 2n. Thời gian sinh trưởng của chúng cũng kéo dài (sống lâu) hơn bao giờ hết, chống chịu cực tốt với điều kiện môi trường.

3. Cây lan gieo hạt

Để nhân giống lan người ta có thể sử dụng 2 cách: nhân giống vô tính (bằng chồi, đốt, …) và nhân giống hữu tính (bằng hạt).

Cây lan gieo hạt là những cây con lớn lên từ hạt. Tuy nhiên nhân giống bằng phương pháp này thì kiểu hình lan con không đảm bảo giống với tiền nhân nên bạn phải cẩn thận.

4. Hoa lan xổ số?

Là những cây lan mà chủ vườn lan – người bán lan cho bạn không cam kết trước được mặt hoa.

Thường khi bạn mua giống về sẽ phải chăm ít nhất là từ 1 – 1.5 năm để cây cho hoa, mặt đó có thể xấu nhưng cũng có thể cực đẹp. Giống như việc mua một tấm vé số vậy, không thể biết trước kết quả :))

5. Lan bờ rào

Thuật ngữ này chỉ những cây lan thường, xấu, không có nhiều giá trị. Kể ra hơi buồn cười nhưng câu này có ý nghĩa là hoa để bờ rào không ai lấy.

Hi vọng bài viết có thể giúp bạn giải quyết được những khó khăn và vướng mắc khi đọc hiểu về nghề lan. Những thuật ngữ rối rắm mà suốt ngày gặp trên các diễn đàn về phong lan, rồi trong các video hướng dẫn chia sẻ về lan từ nay không còn làm khó được bạn nữa.

Bạn là người mới và đang muốn bắt đầu trong lĩnh vực này? Hãy xính ngay một mặt hoa thường để chăm sóc cho quen tay nào! Embargenting shop đã sưu tầm hơn +200 loại hoa lan siêu đẹp để bạn có thể dễ dàng lựa chọn.