Cách xem thời gian sử dụng son môi & mỹ phẩm chính hãng

Cách xem thời gian sử dụng son môi & mỹ phẩm chính hãng

Bạn đã bao giờ thắc mắc về cách xem thời gian sử dụng của mỹ phẩm không? Thời gian sử dụng của son môi ra sao? Điều này dường như không quá khó, bởi thông tin này thường được ghi trên bao bì. Tuy nhiên, cách ghi hạn sử dụng mỹ phẩm của các quốc gia khác nhau không đồng nhất, và ngay cả trong phân khúc son môi cũng có sự khác biệt rõ rệt với các dòng sản phẩm.

1. Những thông số quan trọng nhất

Hạn sử dụng trên mỹ phẩm được chia thành 2 loại chính: Ngày hết hạn (EXP) và thời hạn sử dụng sau khi mở nắp (PAO), cụ thể như sau:

  • Ngày hết hạn (EXP): Thông số này chỉ xuất hiện trên các sản phẩm có thời hạn sử dụng dưới 30 tháng. Ngoài ký hiệu ‘EXP’, mỹ phẩm một quốc gia có thể ghi là ‘Used by’ hoặc ‘Best by’, và nhiều quốc gia khác chỉ ghi ngày/tháng/năm và ngày sản xuất. Bạn chỉ cần sử dụng mỹ phẩm trong thời hạn sử dụng đã ghi trên sản phẩm. Thông tin này thường được ghi ở đáy vỏ, thân vỏ, đáy tuýp sản phẩm,….

  • Thời hạn sử dụng sau khi mở nắp (PAO): Đây là thời gian mỹ phẩm có thể sử dụng sau khi bạn đã mở nắp. Thời hạn sử dụng được ghi bằng ‘M’ (tháng), ví dụ: 12M = 12 tháng sử dụng.

Thông số EXP trên thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc này là ngày hết hạn

Ngoài hai thông số trên, còn có thể nhận biết ngày sản xuất sản phẩm qua ‘Manufacture date (MFG)’ – thông tin về ngày, tháng, năm sản xuất và ‘Batch Code’ – Mã lô sản xuất.

2. Cách ghi hạn sử dụng mỹ phẩm của các quốc gia nổi tiếng

Mặc dù các quốc gia thường tuân theo tiêu chuẩn quốc tế khi ghi hạn sử dụng mỹ phẩm, tuy nhiên, ở một số quốc gia, cách ghi hạn sử dụng vẫn có sự khác biệt. Dưới đây là cách ghi hạn sử dụng mỹ phẩm của một số quốc gia nổi tiếng, mà các tín đồ làm đẹp Việt Nam ưa chuộng.

2.1. Mỹ

Pháp luật Mỹ hiện chưa có yêu cầu cụ thể về việc buộc các nhà sản xuất phải in hạn sử dụng mỹ phẩm trên bao bì sản phẩm của mình. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn phải chịu trách nhiệm về mức độ an toàn của sản phẩm; bởi vậy mà trên các dòng mỹ phẩm của Mỹ đều ghi thông tin về hạn sử dụng trên bao bì theo tiêu chuẩn quốc tế.

Sản phẩm này có hạn sử dụng 24 tháng kể từ ngày mở nắp

2.2. Nhật Bản

Trong số các quốc gia nổi tiếng về mỹ phẩm, Nhật Bản là quốc gia thường xuyên thay đổi bao bì và công thức sản phẩm nhiều nhất. Luật pháp tại đây không yêu cầu phải in ngày sản xuất và hạn sử dụng trên sản phẩm. Do đó, các sản phẩm có hạn sử dụng dưới 3 năm không cần ghi thông tin về sản xuất. Việc thường xuyên thay đổi mẫu mã sản phẩm cũng giúp khách hàng nhận biết sản phẩm được sản xuất vào thời gian nào, mẫu sản xuất mới hay cũ.

2.3. Hàn Quốc

Các sản phẩm makeup của Hàn Quốc thường chỉ ghi ngày sản xuất thay vì ghi hạn sử dụng. Ngoài ra, thông tin về lô sản xuất được ghi theo dạng ‘Năm/Tháng/Ngày’ hơi ngược so với viết tiếng Việt.

Thông tin về ngày sản xuất, ngày hết hạn được in dưới đáy sản phẩm mỹ phẩm Hàn

Khi tìm kiếm thông tin trên sản phẩm, bạn nên chú ý đến một số cụm từ sau:

  • ‘제조 (Jae-jo)’ – Manufactured Date: ngày, tháng, năm sản xuất.
  • ‘까지 (Kka-ji)’ – Expiration Date: hạn sử dụng.
  • ‘사용기한 (Sa-yong Ki-han)’ – Best Before Date: khoảng thời gian sản phẩm có tác dụng tốt nhất.

2.4. Pháp

Trên bao bì sản phẩm mỹ phẩm Pháp thường ghi 2 thông tin sau: PAO (hạn sử dụng sau khi mở nắp) và Date of minimum durability (thời hạn sản phẩm có tác dụng tốt nhất).

Thời hạn sử dụng kể từ khi mở nắp trên lọ mỹ phẩm Pháp

Với các sản phẩm có hạn sử dụng từ 30 tháng trở xuống, trên bao bì chỉ ghi ngày hết hạn sản phẩm dưới dạng ‘Tháng/Năm’ hoặc ‘Ngày/Tháng/Năm’. Với các sản phẩm có hạn sử dụng trên 30 tháng, trên bao bì chỉ ghi thông tin ‘Hạn sử dụng sau khi mở nắp’, ký hiệu ‘M’ (tháng) hoặc ‘Y’ (năm).

2.5. Nga

Nga nằm trong khu vực EU nên cách ghi hạn sử dụng mỹ phẩm tại đây có nhiều điểm tương đồng với Pháp. Trên bao bì sản phẩm, thông tin về số lô sản xuất được ghi để khách hàng dễ tra cứu. Quy định về sản xuất mỹ phẩm của các nước khu vực EU khá nghiêm ngặt, do đó tất cả các sản phẩm đều phải ghi rõ các thông tin, nếu không có nhãn mác hoặc chú thích rõ ràng, sản phẩm sẽ không được phép xuất ra thị trường tiêu thụ.

Hạn sử dụng trên mỹ phẩm Nga

3. Hạn sử dụng của son môi là bao lâu?

Tùy thuộc vào dòng son và nguyên liệu sản xuất, hạn sử dụng của các dòng son môi có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

3.1. Son Tint

Son tint, hay còn gọi là son nước, có kết cấu dạng lỏng, nhẹ, thường có mùi hoa quả dịu nhẹ. Độ bền màu của dòng son này được đánh giá cao hơn dòng son lì. Tuy nhiên, khi son khô lại thường khiến môi cảm giác hơi căng và khó chịu, dễ tróc vảy môi nếu môi khô hoặc thiếu dưỡng. Do có dạng lỏng, hạn sử dụng của son tint khá ngắn, thường chỉ 12 tháng kể từ khi mở nắp.

Son tint có độ bền màu tốt, nhưng hạn sử dụng tương đối ngắn

3.2. Son Kem

Kết cấu của son kem đặc hơn son tint và lỏng hơn son lì. Ưu điểm nổi bật của dòng son này là cung cấp độ ẩm cho môi, không gây cảm giác căng môi như son tint, mùi hương dịu nhẹ dễ chịu. Tuy nhiên dòng son kem trôi khá nhanh, đặc biệt sau khi ăn uống. Do đặc thù chất son, khi mở nắp son sẽ nhanh chóng bị oxy hóa, làm thay đổi kết cấu và màu sắc, dễ khô cứng và thay đổi màu. Hạn sử dụng của son kem dao động từ 8 – 12 tháng, tùy dòng.

3.3. Son Lì

Son lì được nhiều người yêu thích vì độ lên màu chuẩn xác và gần như không chịu ảnh hưởng của sắc tố môi. Son lì cũng giúp che khuyết điểm tốt. Khả năng bền màu của son lì, nhất là dòng siêu lì, rất đáng kinh ngạc, có khi lên đến 12 tiếng. Tuy nhiên, dòng son càng ít dưỡng thì càng khô môi. Hạn sử dụng của son lì là khoảng 24 tháng kể từ ngày mở nắp. Dòng son này có thời gian sử dụng lâu hơn so với son tint và son kem do kết cấu son ở dạng rắn, khó bị oxy hóa hơn.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng, nếu bạn thấy son có một trong các biểu hiện sau thì nên ngừng sử dụng (kể cả trong thời hạn): Son biến đổi màu, son bị chảy nước, son có mùi lạ… có thể do bảo quản không tốt, hoặc để ở nơi chứa nhiều vi khuẩn nên quá trình biến đổi chất son diễn ra nhanh hơn, hạn sử dụng bị rút ngắn.

4. Son môi hết hạn còn dùng được không?

Không có chuyên gia thẩm mỹ nào khuyên người tiêu dùng nên sử dụng son môi hết hạn. Sản phẩm hết hạn thường bị biến đổi về chất lượng, nếu sử dụng có thể gây ảnh hưởng không tốt, cụ thể như sau:

4.1. Son môi hết hạn gây mất thẩm mỹ, khó chịu

Son môi hết hạn sẽ thay đổi về chất lượng và màu sắc, không còn giữ được độ chuẩn màu như ban đầu, và còn gặp một số vấn đề khác như: Son không bám môi, dễ trôi, chất son không mịn màng, thậm chí nổi bột, mảng son không đồng màu,…

4.2. Son môi hết hạn gây dị ứng cho da

Son môi hết hạn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Nhiều vi khuẩn trong son biến đổi chất nhanh chóng, và nếu tiếp tục sử dụng, có thể gây kích ứng và dị ứng cho da môi, thậm chí còn gây nhiễm trùng và các chất gây ung thư.

Son môi hết hạn ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh

4.3. Son môi hết hạn – Nguyên nhân của hàng loạt bệnh tật

Son môi hết hạn tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, nhưng biểu hiện không rõ ràng ngay sau khi sử dụng, thường tích tụ qua thời gian. Nhẹ nhàng thì gây các bệnh về hệ tiêu hóa. Nguy hiểm hơn, nếu trong son có chưa vi khuẩn Aeromonas sẽ gây viêm dạ dày ruột và nhiễm trùng vết thương; vi khuẩn Enterobacter gây nhiễm trùng đường tiết niệu và đường hô hấp; vi khuẩn Eubacterium gây nhiễm khuẩn âm đạo,…

5. Lời kết

Cách ghi hạn sử dụng của mỹ phẩm quốc tế có sự khác biệt nhất định so với Việt Nam, tuy nhiên, thông tin này không quá phức tạp để chúng ta tiếp thu. Kinh nghiệm mua mỹ phẩm là nên ưu tiên mua tại các showroom, siêu thị lớn, công ty phân phối độc quyền, cửa hàng mỹ phẩm chính hãng,… Vì mỹ phẩm ở những nơi này thường được kiểm tra và thay mới thường xuyên, nên hạn sử dụng vẫn còn tương đối lâu.

Son môi là dòng mỹ phẩm có hạn sử dụng tương đối ngắn kể từ khi mở nắp, đặc biệt là đối với các dòng son tint. Bạn nên lưu ý bảo quản nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh mở nắp quá lâu và tiếp xúc với nhiều bề mặt khác nhau, đặc biệt là không nên sử dụng chung son môi với người khác. Son hết hạn không nên sử dụng tiếp, nhưng bạn có thể tận dụng son hết hạn để tẩy vết bẩn, đánh dấu đồ đạc, làm màu vẽ, đồ handmade,…

Khi mua son, bạn nên chọn các thương hiệu uy tín, tránh mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có ngày sản xuất và thời hạn sử dụng. Các dòng son đắt tiền thường chất lượng tốt và an toàn cho da, trong khi các dòng son rẻ tiền thường chứa chất độc hại như chì vượt ngưỡng cho phép, gây thâm môi và có thể gây ra nhiều loại bệnh.