Phật Như Lai Đại Nhật: Vị Phật đại diện cho ánh sáng trí tuệ

Phật Như Lai Đại Nhật là ai? Hình tượng và thờ cúng

Phật Như Lai Đại Nhật là một trong những hình tượng quan trọng trong Phật giáo. Ngài đại diện cho ánh sáng trí tuệ toàn diện, soi sáng đường đi của người tu hành trong cuộc sống để họ đạt được sự giác ngộ. Hãy cùng tôi khám phá về hình ảnh và ý nghĩa của Ngài trong bài viết dưới đây.

Phật Như Lai Đại Nhật là ai?

Phật Như Lai Đại Nhật được biết đến với nhiều danh hiệu như Tỳ Lô Giá na, Tỳ Lư Giá Na, Quang Minh Biến Chiếu, Biết nhất Thiết Xứ,… Ngài được coi là vị Phật vạn năng, ánh sáng trí tuệ của Ngài chiếu sáng khắp nơi để phổ độ chúng sanh, đẩy lùi bóng tối và giúp chúng sanh tránh được tà ác. Ngài được tôn kính trong Phật giáo Đại thừa, đặc biệt là trong Kim cương thừa và các truyền thống bí truyền khác.

Như Lai Đại Nhật là vị Phật rất được tôn kính trong Phật giáo Đại thừa

Theo quan niệm của Phật giáo Đại Thừa, Phật Thích Ca chính là người đã khai sanh ra đạo Phật ngày nay. Ngài có ba thân là Pháp thân, Báo Thân và Hóa thân, mỗi thân đều có một vai trò riêng. Hóa thân của Ngài là thân thể đại diện cho sự sinh tử, Báo Thân là công đức vô lượng từ các kiếp mà Ngài đã trải qua, và Pháp Thân là thân mà Đức Phật đã chứng ngộ, còn được gọi là Như Lai Đại Phật.

Pháp thân Đại Nhật Như Lai là một trong những vị Phật theo pháp để phổ độ chúng sinh. Ý nghĩa của Pháp thân của Ngài chỉ có thể hiểu được bởi những người đã chứng ngộ đạo.

Theo phái Mật Tông, Đại Nhật Như Lai là một trong năm vị Phật Dhyani. Ngài là mấu chốt trong giáo lý của phái giáo này và là người thực hiện giảng giải giáo lý Phật giáo chứ không phải Phật Thích Ca Mâu Ni. Ánh sáng trí tuệ của Ngài diệt trừ bóng tối u minh, dẫn dắt con người bước vào cửa đạo để đi đến con đường giác ngộ.

Trong Tây Tạng Sinh Tử Kỳ Thư, vũ trụ được chia thành 5 hướng và mỗi hướng được trụ bởi một vị Phật (gọi là Ngũ Phương Phật). Đại Nhật Như Lai nằm ở trung tâm vũ trụ và đúng đầu trong 5 vị Phật tối cao.

Nguồn gốc của Phật Như Lai Đại Nhật

Trong tiếng Phạn, hồng danh của Phật Như Lai Đại Nhật là Maha Vairocana, có nghĩa là “biến chiếu”. Trong Đại Nhật Kinh, có ghi chép rằng “Vairocana” mang ý nghĩa là “mặt trời” hoặc soi sáng khắp nơi. Ánh sáng của Phật Như Lai Đại Nhật không giới hạn, chiếu sáng khắp mọi phương hướng, ngày đêm, trong – ngoài. Mặt trời chỉ có thể chiếu sáng với một mức độ nhất định và có giới hạn, còn ánh sáng của Phật Đại Nhật Như Lai không giới hạn và vượt xa sự to lớn của Mặt trời.

Ngũ Phương Phật theo phái Phật giáo Mật Tông

Kinh Brahmajala mô tả việc Phật Như Lai Đại Nhật xuất hiện khi Ngài đang ngồi trên ngai vàng của một con sư tử và phát ra ánh sáng rực rỡ.

Ngài cũng xuất hiện trong Đại Nhật Kinh, Mật Tông Tây Tạng và nhiều bộ sách khác. Đại Nhật Kinh miêu tả Ngài là vị Phật vạn năng và là nguồn gốc của sự giác ngộ. Trong phái Mật tông, Ngài đại diện cho trí tuệ sáng suốt, giúp đẩy lùi đi bóng tối và cái xấu. Trong Phật giáo Tạng truyền, Ngài xuất hiện với sắc thân màu trắng có 4 mặt và 2 tay, ngồi trên tòa hoa sen và tỏa ánh sáng chói lọi.

Dù xuất hiện ở đâu, Phật Đại Nhật Như Lai luôn đại diện cho trí tuệ và sự toàn năng, mang ánh sáng lương thiện đến với chúng sanh và diệt trừ những điều ác. Tượng của Ngài được thờ phụng từ nhiều thế kỷ qua.

Hình tượng của Phật Như Lai Đại Nhật

Ngay từ khi sinh ra, vô minh đã chi phối suy nghĩ và hành động của con người. Vô minh là những hiểu biết sai lầm khiến chúng ta không nhận ra tính tương đối của vạn vật. Khi chấm dứt được vô minh, chúng ta sẽ nhận ra rằng Như Lai Đại Nhật thực sự ở ngay tại tâm. Lúc này, chúng ta có thể nhận biết vạn pháp theo đúng bản chất của chúng. Đại Phật Như Lai là người đã tịnh hóa hoàn toàn vô minh ảo tưởng.

Đại Phật Như Lai đại diện cho sự khai sáng trí tuệ nhân loại. Ánh sáng trí tuệ của Ngài vượt qua không gian và thời gian, bao trùm khắp cõi giới, giúp diệt trừ mọi chỗ u ám và đưa con người vượt qua những điều xấu. Từ đó, hướng con người đến cái thiện và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Toàn thân của Như Lai Đại Nhật có màu trắng biểu tượng cho sự tinh khiết

Đại Phật Như Lai được mô tả trong tư thế kim cương, tọa trên đài sen và được bảo vệ bởi 8 con sư tử lông vàng. Toàn thân của Ngài màu trắng tinh khiết và mang trang sức Bái Thân. Tay của Ngài bắt Ấn Chuyển Pháp Luân tượng trưng cho tư duy minh truyền hoặc Ấn Trí Quyền tượng trưng cho truyền pháp. Pháp khí mà Ngài mang theo mình là Pháp Luân tám nan, đại diện cho chân lý và thực tướng của vũ trụ. Ngoài ra, Ngài còn được mô tả với hình tượng ấn thiền định và tay ôm pháp luân, mang ý nghĩa không ngừng thuyết pháp và lưu truyền Phật pháp.

Cách thờ cúng Phật Như Lai Đại Nhật

Thờ cúng Phật Như Lai Đại Nhật ngày càng trở thành nét tâm linh độc đáo của những người hướng đạo. Nếu bạn muốn thờ Ngài tại nhà, hãy lập bàn thờ và thực hiện thờ cúng một cách nghiêm túc. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về cách thờ cúng Phật Như Lai Đại Nhật mà bạn có thể tham khảo:

Cách thỉnh tượng

  • Đặt bàn thờ Phật ở nơi yên tĩnh, trang nghiêm và hướng vào cửa chính. Tránh đặt bàn thờ hướng vào những nơi bẩn thỉu như nhà tắm, nhà vệ sinh, hoặc trong phòng ngủ. Tốt nhất là đặt bàn thờ ở vị trí trung tâm trong ngôi nhà.
  • Chọn mẫu tượng thờ và địa chỉ thỉnh tượng uy tín. Thường là các tượng chế tác bằng bột đá cao cấp, đẹp và bền.
  • Khai quang tượng Phật để tăng linh tính. Bạn có thể gửi tượng vào chùa để khai quang hoặc tự mình khai quang tại nhà.

Cách thờ cúng

  • Chuẩn bị vật phẩm thờ gồm bát hương, bình hoa, kỷ nước và đĩa trái cây. Hỏi ý kiến những người có kinh nghiệm về thờ cúng để biết cách bố trí đồ lễ và vật phẩm thờ.
  • Làm mới lễ phẩm cúng vào ngày 1 và 15 âm lịch hàng tháng, và ngày vía Phật 23/10. Vào các ngày khác, chỉ cần đốt hương, quét dọn bàn thờ sạch sẽ, và thường xuyên thay hoa và nước.
  • Lễ phẩm cúng Phật bao gồm hoa tươi, trái cây, nước sạch, hương thơm, đèn và cơm trắng. Tránh cúng vật phẩm mặn, quả quá chín, quả có gai sắc nhọn, quả giả hoặc quả có mùi thơm nồng.
  • Không sắp đặt cỗ bàn hay yến tiệc trước bàn thờ Phật để cầu lợi danh.
  • Thường xuyên lau chùi và quét dọn để giữ cho bàn thờ sạch sẽ.

Thỉnh tượng Như Lai Đại Nhật và thờ cúng Ngài đúng cách để mang lại phước lành

Lưu ý khi thờ cúng

  • Thờ phật phải từ lòng thành kính Phật, không nhằm mục đích cầu phước đức hay che dấu điều ác.
  • Bàn thờ có thể đặt đứng hoặc treo, nhưng tượng Phật phải đặt cao hơn đầu gia chủ và hướng ra cửa chính hoặc ban công.
  • Thường xuyên lau chùi và quét dọn để giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ.
  • Lễ vật cúng Phật chỉ cần là lễ chay, không cầu kỳ.
  • Ngày 23/10 Âm lịch hàng năm là ngày vía Phật Đại Nhật Như Lai. Vào ngày này, hãy tránh sát sinh và gieo nghiệp ác, thay vào đó hãy thực hiện những việc tốt để tích lũy công đức.

Phật bản mệnh của người tuổi Thân và Mùi

Theo truyền thống, mỗi con giáp đại diện cho một vị Phật và số mệnh của chúng ta được cai quản bởi 8 vị Phật. Phật Như Lai Đại Nhật là vị Phật bản mệnh cho người tuổi Thân và tuổi Mùi. Ngài đại diện cho ánh sáng trí tuệ cao nhất của Phật giáo, giúp người tuổi Mùi và Thân hóa giải hung tinh, mở rộng tương lai. Những ai nhận được sự phù hộ của Ngài còn được hanh thông trí tuệ, có quý nhân giúp đỡ trong công việc và thành công trong sự nghiệp.

Tượng Đại Nhật Như Lai bằng bột đá màu khoáng vàng

Thờ tượng hoặc tranh của Phật Như Lai Đại Nhật để nhắc nhở bản thân luôn niệm nhớ Ngài, sống chậm lại để nuôi dưỡng tâm hồn bình an và chia sẻ bao dung với mọi người. Hành động này còn giúp thu hút may mắn, xua đuổi tà ma và mang lại phước lành cho gia đình.

Phật Đại Nhật Như Lai được xem là mấu chốt trong giáo lý của phái Mật tông. Ánh sáng trí tuệ của Ngài chiếu sáng khắp nơi, giúp thế giới thoát khỏi bóng tối và u ám.

Có thể bạn quan tâm: