Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Vì sao Phật tử thường nhầm lẫn giữa Địa Tạng Vương Bồ Tát và Mục Kiền Liên Tôn Giả? Những hình tượng 2 vị trong bài viết dưới đây sẽ giúp Phật tử hiểu rõ hơn về vị thế và công hạnh của 2 Địa Tạng Vương Bồ Tát và Tôn Giả Mục Kiền Liên.
Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?
Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong 4 vị Bồ Tát quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa. Ông dùng công đức vô lượng của mình để cứu vớt chúng sanh trong địa ngục. Địa Tạng cũng mang ý nghĩa hạnh nguyện sâu rộng chứa đủ mọi khổ đau của chúng sanh.
Địa Tạng Bồ Tát đã chứng đắc Thành Phật, nhưng ông vì hạnh nguyện muốn cứu độ hết tất cả chúng sanh trong cõi lục đạo luôn hồi mà vẫn ở danh hiệu Bồ Tát. Ông từng phát nguyện rằng, chừng nào vẫn còn chúng sanh trong địa ngục, chừng đó ông vẫn chưa thành Phật. Vì lời phát nguyện này nên các chúng sanh trong cõi địa ngục luôn được ông giải thoát.
Sự Tích Về Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nói về Địa Tạng Vương Bồ Tát có rất nhiều thuyết, đặc biệt là trong kinh Địa Tạng Bồ Tát. Trong đó, hai sự tích nổi tiếng về vị Đức Địa Tạng là:
1. Địa Tạng Vương Bồ Tát ở đời kiếp Bất Khả Tư nghị A Tăng Kỳ
Trong đời này, Địa Tạng Bồ Tát vẫn chưa chứng vị Bồ Tát, mà lúc đó ông xuất hiện dưới hình thân nữ, là con gái của gia đình Bà La Môn. Mặc dù nàng là một người luôn tu tâm, tích đức và cúng dường Phật, nhưng mẹ của nàng lại là một người ác nghiệp, ác khẩu, không tôn kính Tam Bảo, thường xuyên làm chuyện ác.
Nàng cố gắng khuyên và can ngăn nhưng mẹ của nàng không tin và còn chế giễu nàng. Chẳng bao lâu sau, mẹ bị bệnh và chết. Nàng biết được rằng khi còn sống, mẹ của mình đã gây ra quá nhiều lỗi lầm. Chính vì vậy, nàng bán sạch tài sản và nhà đất để mua hoa thơm, trân quý cúng dường lên tam bảo. Mong cầu giúp mẹ thoát khỏi cõi khổ ải.
Ngày ngày, nàng đến lễ Phật và ngước lên cao, hướng về Đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai mà thành kính xin biết mẹ nàng đang ở cõi nào. Đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai xem thấu lòng hiếu thuận và công đức của nàng, hiện thân để cho biết và nói rằng: “Ngươi về nhà và niệm danh hiệu của ta, tự nhiên sẽ biết mẹ của ngươi đang ở đâu.”
Nàng làm theo lời Đức Phật, về nhà và ngồi tĩnh tâm niệm danh hiệu của Đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai. Trong đêm, nàng thấy mình đến một bãi biển. Xung quanh đều là người đang chìm xuống và nổi lên, cùng với những con thú ác đang cấu xé và ăn thịt. Tiếng kêu la thảm thiết. Nàng không thể đứng xem cảnh đau khổ đó lâu.
Bỗng xuất hiện một quỷ vương, tiến tới và hỏi nàng: “Không biết vị Bồ Tát này tới đây có việc gì không?”
Nàng trả lời: “Ta nghe nói nơi này chính là địa ngục. Vậy xin hỏi Qủy Vương có thể cho ta biết rằng mẹ của ta hiện đang ở nơi đâu.”
Quỷ vương nghe thế liền hỏi tên họ. Nàng đáp: “Mẹ ta tên Duyệt Đề Lợi, cha ta là Thi La Thiện. Mẹ của ta trước đây đã làm nhiều ác nghiệp nên ta mong muốn biết người đang ở đâu.” Quỷ Vương nghe thấy, liền nói với nàng rằng: “Xin ngài trở về, vì thân mẫu này đã được con gái của bà cúng dường, dâng công đức vô lượng nên bà đã được phước mà rời khỏi chốn địa ngục này lên cõi trời.”
Lúc đó, nàng tỉnh giấc và đến trước tượng Phật để dâng lời cảm tạ và phát thề rằng: “Nay tôi xin nguyện hết kiếp vị lai này. Nếu còn chúng sanh đau khổ trong địa ngục, bất luận là ai, tôi xin tạo ra nhiều pháp môn và cứu độ cho hết tất cả chúng sanh được giải thoát hết.”
2. Địa Tạng Bồ Tát ở đời Kim Kiều Giác
Trong một ấn phẩm khác, có kể về một kiếp nhân sinh của người ở Cõi Trần như sau:
Kim Kiều Giác vốn là hoàng tử của xứ Tân La, từ nhỏ đã sống trong sự sung sướng và nhung lụa. Tuy nhiên, ông lại chọn con đường thanh tịnh, hòa nhã và luôn được mọi người yêu mến. Ông rất thích đọc sách, đặc biệt là các bộ sách Phật Giáo. Năm 24 tuổi, sau khi đọc qua nhiều quyển sách và thấy được nhiều số kiếp của chúng sanh ở cõi trần, ông xin vua cha cho xuất gia tu hành.
Vua cha chấp thuận và ông rời khỏi vương quốc, chỉ dẫn theo một con chó trắng thường được gọi là Đề Thính. Ông đi khắp nơi và cuối cùng quyết định tu thiền định ở đỉnh núi Cửu Hoa.
Tương truyền rằng trong lúc thiền định, có một con rắn cắn vào chân ông. Tuy nhiên, ông không xua đuổi và đánh giết nó, mà chỉ ngồi im tĩnh lặng thiền định. Một lúc sau, một người phụ nữ đến và xin lỗi, cầu xin được gửi thuốc để chữa vết thương. Nàng còn tạo một dòng suối đi qua chỗ ông thường ngồi thiền định. Từ đó, ông không cần phải xuống núi lấy nước vất vả nữa.
Ông tu thiền ở núi Cửu Hoa suốt 75 năm, sau đó nhập niết bàn. Khi ông thọ dương, thân thể ông vẫn nguyên vẹn sau 3 năm. Tại Ngọn Núi Thần Quang Lãnh, vẫn còn thờ cúng nhục thân của ông.
Mục Kiền Liên là ai?
Mục Kiền Liên là một vị Tỳ Kheo dưới thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ông đã được chúng đắc A La Hán. Mục Kiền Liên là vị tôn giả thường đứng cạnh Ngài Xá Lợi Phất bên cạnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Sự Tích về Mục Kiền Liên
Thời xa xưa, Mục Kiền Liên đã chứng đắc A La Hán. Tuy nhiên, mẹ của Ngài, Thanh Đề, luôn phỉ báng tam bảo, tham sân si có đủ. Vì vậy, khi mẹ qua đời, bà đã bị đày vào cõi địa ngục. Bà phải chịu kiếp thống khổ do đám quỷ đày ải. Mục Kiền Liên đã lục thông và biết mẹ đang chịu khổ trong địa ngục vô tận, từ đó ông cúng dường trai tăng.
Vào ngày 15/7 âm lịch, mẹ của ông chính thức được giải thoát khỏi cõi địa ngục. Ngày này cũng là ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu được tổ chức ở khắp các nước có truyền thống Phật Giáo. Trong lễ Vu Lan Báo Hiếu, các Phật tử thường thả đèn và cầu nguyện cho cha mẹ, mong rằng cha mẹ được hưởng phước đến nơi an lạc vui vẻ.
Địa Tạng Bồ Tát và Mục Kiền Liên Tôn Giả
Địa Tạng Bồ Tát và Mục Kiền Liên là hai vị thánh của Phật Giáo, nhưng có nét khác biệt trong hình tượng và công hạnh.
Địa Tạng Bồ Tát:
Về hình tượng, tượng Địa Tạng Bồ Tát thường đứng trên đài sen hoặc cưỡi đề thính. Trên tay ông cầm thiết trượng, mở cánh cửa địa ngục. Ông cũng nắm ngọc như ý để xóa tan mọi bóng tối trong cõi u minh. Đức Tạng Bồ Tát thường đội mũ thất Phật và được công nhận là một trong 4 vị Đại Bồ Tát quan trọng nhất.
Mục Kiền Liên Tôn Giả:
Về hình tượng, Mục Kiền Liên thường không đội mũ và trên tay ông cầm tích trượng. Tay còn lại có thể không cầm gì, hoặc nếu cầm pháp khí thì đó chính là một chiếc bát, đại diện cho sự ấm no, đủ đầy ban phát cho chúng sanh.
Mục Kiền Liên là vị Tôn Giả có thật, đi cùng với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ông thường đứng cùng với Xá Lợi Phất. Mục Kiền Liên có quá trình xuất gia và tu Phật được ghi chép rõ ràng. Với lòng từ bi và tình hiếu thuận, ông đã cúng dường trai tăng và giải thoát mẹ khỏi cõi địa ngục vào ngày 15/7 âm lịch.
Vậy dù là Địa Tạng Vương Bồ Tát hay Mục Kiền Liên Tôn Giả, cả hai vì tình hiếu thuận cha mẹ đã nhập vào cõi địa ngục để giải thoát khổ đau cho thân mẫu của mình. Với tấm lòng hiếu nghĩa và tình yêu vô lượng với chúng sanh, họ đều phát tâm phổ độ chúng sanh trong cõi địa ngục.
Xem thêm: Đức Phật A Di Đà là ai?