Lễ cúng đổ móng nhà đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa dân gian Việt Nam vào thời gian gần đây. Đây là lễ cúng quan trọng, mang ý nghĩa cầu mong sự bình an, may mắn và thành công cho công trình xây dựng. Trên bài viết này, chúng tôi – Dịch Vụ Đồ Cúng Bình Dương, sẽ hướng dẫn quý gia chủ về nghi lễ, lễ vật và cách cúng trong lễ cúng đổ móng nhà.
Đổ móng nhà là gì? Ý nghĩa lễ cúng đổ móng nhà
Theo quan niệm truyền thống, xây dựng một ngôi nhà mới để sinh hoạt là việc quan trọng trong cuộc sống. Để đảm bảo nền móng vững chắc, ta nên thực hiện lễ cúng đổ móng cho công trình trước khi đổ bê tông.
Ông bà ta đã lưu truyền nét văn hóa lễ cúng này qua nhiều thế hệ vì một số lí do quan trọng sau đây:
- Mỗi vùng đất đều thuộc phạm vi của các vị thần linh, vì thế khi đổ móng nhà, bạn đã tiếp cận đến địa bàn của các vị thần. Lễ cúng đổ móng được coi là lễ xin phép các vị thần để gia chủ có thể xây dựng nhà ở.
- Tâm linh, gia chủ tin rằng quá trình xây dựng nhà sẽ diễn ra suôn sẻ và gặp nhiều may mắn.
- Ngoài ra, cúng đổ móng còn mang ý nghĩa mời những vong linh còn lưu lại trên mảnh đất nhà bạn rời đi nới khác để cuộc sống sau này của gia chủ không bị quấy rối…
Văn khấn đổ móng nhà
Nội dung của bài văn khấn đổ móng nhà khá dài và khó nhớ, do đó, chúng ta nên in ra giấy A4 để thực hiện lễ cúng một cách suôn sẻ.
(Nguồn: Sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”)
Sắm lễ cúng đổ móng nhà
Việc sắm lễ cúng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ ngay trước ngày cúng để tránh tình trạng phát sinh thêm vào ngày cúng và giúp cho nghi thức thờ cúng diễn ra trơn tru. Dưới đây là các lễ vật đơn giản, cần thiết nhưng không kém phần trang trọng và tràn đầy ý nghĩa:
- Một cặp đèn cầy ly
- Nhang cúng
- Giấy cúng đổ móng làm nhà
- Một đĩa gạo
- Một đĩa muối
- Năm phần xôi gấc in đậu xanh
- Năm phần chè (nữ chè trôi nước, năm chè đậu trắng)
- Năm phần cháo trắng (cháo hoa)
- Một đĩa trầu cau (gồm ba trái cau, năm lá trầu, vôi, thuốc)
- Một bó hoa tươi
- Một đĩa trái cây ngũ quả
- Một con gà luộc
- Một bộ tam sên (3 trứng, 3 tôm, thịt luộc)
- Một bánh kẹo
- Trà
- Rượu trắng
- Nước suối
Hướng dẫn thực hiện nghi thức lễ cúng đổ móng nhà đơn giản nhất
Nếu bạn là người kỹ tính, trong mỗi giai đoạn của quá trình xây nhà, hãy xem xét yếu tố phong thuỷ trước. Dưới đây là cách cúng lễ đổ móng đúng trình tự và đúng ý nghĩa:
Bước 1: Chuẩn bị bàn cúng
Đặt bàn lễ vật quay về hướng phù hợp với phong thủy của gia chủ, trải khăn phủ đỏ trên bàn. Tiếp theo, gia chủ đặt các vật phẩm đã chuẩn bị sao cho ngăn nắp. Nếu bạn sử dụng dịch vụ mâm cúng, nhân viên của chúng tôi sẽ giúp bạn bố trí mâm cúng đúng chuẩn và trưng bày đẹp mắt.
Bước 2: Thực hiện nghi lễ cúng
Người đại diện ăn mặc lịch sự, thực hiện lễ cúng bằng cách rót rượu, trà và thắp 5 cây nhang và đèn. Đúng giờ tốt, người đại diện đọc bài văn khấn. Khi hương tàn, lấy muối, gạo, nước rải đều xung quanh khu vực xây dựng và thực hiện lễ hoá vàng mã và áo quan thần linh.
Lưu ý: Giữ lại 3 hủ muối, gạo, nước để bày lên bàn thờ Ông Táo trong nhà sau khi hoàn tất xây dựng.
Tổng kết lễ cúng đổ móng nhà
Qua bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ thông tin từ nguồn gốc của lễ cúng đổ móng đến các quy trình cúng bài bản, đặc biệt kèm theo bài văn khấn cúng đổ móng nhà để quý khách tiện in ra và đọc.
Với sự phát triển của công nghệ, Dịch Vụ Đồ Cúng Bình Dương đã nâng tầm phục vụ trọn gói để đáp ứng nhu cầu của quý khách. Chúng tôi tiết kiệm thời gian và chi phí với những vật phẩm không cần thiết cùng với đội ngũ nhân viên tư vấn lâu năm và nhân viên giao hàng trưng bày mâm cúng vừa đạt tiêu chuẩn tâm linh vừa có vẻ đẹp thẩm mỹ.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua ALO Hotline: 1900 3010 hoặc truy cập Fanpage, bạn sẽ sở hữu ngay mâm cúng cho riêng mình.
Dịch Vụ Đồ Cúng Bình Dương (Đồ Cúng Việt – Bình Dương): 27-D4 Đường số 2 ( GĐ 2), KDC Hiệp Thành 1, Thủ Dầu Một Bình Dương.
Xem thêm:
- Văn khấn tam tòa thánh mẫu
- Văn khấn thanh minh
- Lễ cúng khai hạ: Ý nghĩa, lễ vật, cách cúng và văn khấn